
Khi du học Phần Lan, sinh viên cần cân nhắc đến những khoản chi phí như:
Học phí: 8.000 – 15.000 Euro/năm.
Sinh hoạt phí: 5.000 – 6.000 Euro/năm
Bảo hiểm: 197 Euro/năm
Lệ phí visa: 300 Euro/lần
Hồ sơ đơn giản, điều kiện dễ dàng tỉ lệ Visa gần như tuyệt đối
Một đặc điểm nổi bật của Du học Phần Lan là quá trình làm hồ sơ khá đơn giản. Chứng minh tài chính du học Phần Lan không hề khó khăn phức tạp như các nước khác.
Việc tuyển chọn qua các kỳ thi đầu vào với chương trình Đại học và một số chương trình Thạc sĩ dễ dàng. Học sinh chỉ cần phải có IELTS từ 5.5 – 6.5 đủ điều kiện tuyển sinh. Điều này để đảm bảo cho chất lượng giáo dục hàng đầu của nước nhà.
Khi du học Phần Lan, HSSV Việt Nam thường chọn chương trình cử nhân và thạc sĩ. Điều kiện đầu vào khác nhau giữa hệ thống nghiên cứu và khoa học ứng dụng, cụ thể:
Một đất nước an toàn và đáng sống nhất trên thế giới
Theo World Economic Forum (WEF), Phần Lan là quốc gia an toàn nhất trên thế giới. Chất lượng cuộc sống , y tế cũng như giáo dục cũng luôn nằm trong “top” đầu. Không những thế, quốc gia Bắc Âu này cũng xếp hàng thứ 2 trong bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
Phần Lan – Một trong những đất nước an toàn và đáng sống nhất thế giới
Phần Lan là một quốc gia có nhiều cảnh đẹp, khí hậu trong lành. Trong các kỳ nghỉ, du học sinh có thể đi thăm thú khu vực bờ biển phía tây.
Chiêm ngưỡng ánh sáng phương Bắc hoặc Đảo Suomenlinna. Pháo đài quân sự được xây dựng từ 6 hòn đảo và tận hưỡng cảnh đẹp của vịnh Helsinki. Đơn giản hơn, bạn có thể đi quanh thành phố để khám phá lịch sử và nền văn hoá của Phần Lan
Một điều nữa khiến Phần Lan là nơi đáng để du học là người bản địa. Con người Phần Lan dù ở xứ lạnh nhưng rất ấm áp, cởi mở và chân thật. Mặc dù người Phần Lan khá thông minh nhưng họ rất khiêm tốn. Quốc gia này cũng sở hữu một nền nghệ thuật sôi động cùng ẩm thực phong phú. Hàng năm, có đến hàng trăm lễ hội lớn nhỏ và các sự kiện thể thao để bạn tham gia.
Cơ hội làm thêm và việc làm, định cư
Chính phủ Phần Lan quy định sinh viên được phép làm thêm 20 giờ mỗi tuần và làm việc toàn phần trong các kỳ nghỉ lễ, Tết trong năm. Lương làm thêm từ 8 EUR đến 15 EUR mỗi giờ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được phép ở lại một năm để làm việc. Đây là cơ hộ tuyệt vời để bạn vừa học tập và làm việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho sau này.
Vấn đề mà nhiều nước phát triển đang phải đối mặt chính là cơ cấu dân số già, Phần Lan cũng không là ngoại lệ. Hiện nay, quốc gia này đang tìm kiếm nguồn nhân lực thay thế trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là y tế và công nghệ di động, để bù đắp những vị trí còn thiếu khi nhóm lao động hiện nay tới tuổi nghỉ hưu.
Dễ dàng du lịch và khám phá châu Âu
Phần Lan là quốc gia thuộc khối Schengen. Với giấy phép cư trú Phần Lan, bạn có thể đi lại trong khoảng 26 quốc gia thuộc khối Schengen như: Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha… Đây cơ hội tuyệt vời cho các bạn học sinh, sinh viên du lịch trải nghiệm thực tế về cuộc sống, làm việc của các quốc gia Châu Âu.
Tổng quan du học Phần Lan
Dân số: 5,3 triệu người
Diện tích: 338.145 km2
Thủ đô: Helsinki
Quốc khánh: 6/12
Ngôn ngữ: Tiếng Phần Lan và Thụy Điển
Tiền tệ: Đồng Euro
Các thành phố lớn: Helsinki, Espoo, Tampere, Vantaa
Ngày 6/12/1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, thành lập nền Cộng hoà và trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu từ năm 1995. Phần Lan cũng là nước Bắc Âu duy nhất tham gia hệ thống đồng tiền chung Châu Âu với tư cách là thành viên sáng lập vào tháng 1/1999.
Đặc điểm địa lý:
Nằm trong khu vực Bắc Âu, phía Đông và Nam giáp Nga, bắc giáp Na Uy, tây giáp Thụy Điển và biển Baltic, Phần Lan có đường biên giới dài 727km với Na Uy, 614km với Thụy Điển và hơn 1.340km với Nga.
VNPC Giới thiệu về Phần Lan
Có một điểm đặc biệt là Phần Lan có tới 188.000 ao hồ rải rác khắp cả nước, chính vì thế mà đất nước này được biết với cái tên “Đất nước của hàng nghìn ao hồ”. Với diện tích lãnh thổ 337.000 km2, Phần Lan có bờ biển dài và hơn 80,000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 hòn đảo lớn nhất là Aland và Kemio – được biết đến là những hòn đảo đẹp nhất thế giới.
Với diện tích rừng chiếm ¾ diện tích cả nước, Phần Lan cũng là một đất nước rất giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên rừng như: gỗ xây dựng, quặng sắt, chì, kẽm, niken, vàng, bạc, đồng đỏ,…
Khí hậu:
Nằm ở phía cực Bắc, chỉ sau Iceland, nhiệt độ trung bình năm của Phần Lan khá thấp chỉ khoảng 6 -10*C. Thậm chí trong mùa Đông, nhiệt độ có thể hạ xuống mức thấp nhất -40*C. Tuy nhiên, nhờ một phần có dòng nước ấm từ Vịnh Mehico từ Đại Tây Dương, nên nhìn chung khí hậu Phần Lan tương đối ôn hòa với 4 mùa rõ rệt.
Mùa Đông: Từ tháng 12 đến tháng 2. Nhiệt độ thấp nhất xuống tới – 40*C
Mùa Xuân: Từ tháng 2 đến tháng 5. Nhiệt độ khoảng từ 0 – 10*C
Mùa Hè: Từ tháng 6 đến tháng 8. Nhiệt độ khoảng từ 10 -24*C, có thể lên đến cao nhất 35*C. Đây cũng là đất nước với mùa hè ấm nhất Châu Âu
Mùa thu. Từ tháng 9 đến tháng 11. Nhiệt độ dưới 10*C
Kinh tế:
Phần Lan hiện là một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất thế giới, đặc biệt là trong các ngành hàng điện tử, công nghệ thông tin, phần mềm tin học, điện tử viễn thông và điện thoại di động. Công nghệ hiện đại chính là chìa khóa của sự phát triển với các ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống với chuyên môn hóa cao.
Đây cũng là một trong sáu quốc gia sản xuất giấy và bìa cứng lớn nhất thế giới, nền tảng quan trọng giúp Phần lan phát triển thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới với thu nhập đầu người đạt USD 25,440. Các ngành công nghiệp nổi bật của Phần Lan:
Công nghiệp gỗ giấy là một ngành truyền thống của Phần Lan với chất lượng tuyệt hảo và mẫu mã bắt mắt được chế tác tinh xảo.
Công nghiệp đóng tàu, vận tải: chế tạo các loại tàu đặc biệt như tàu phá băng, tàu chở khách, dàn khoan dầu và tàu nghiên cứu biển
Công nghiệp luyện kim: Đây là một trong những nước đứng đầu Tây Âu về sản xuất đồng 65.000 tấn/ năm và kẽm 175.000 tấn/năm.
Công nghiệp hóa chất, dược phẩm, điện tử
Giao thông
Cũng giống như phần lớn các nước Tây Âu khác, đường xá ở Phần Lan được bảo trì khá tốt, trải thảm nhựa và các biển báo đường rất rõ ràng giúp bạn dễ dàng tìm được đường đi cho mình. Các phương tiện giao thông công cộng như tàu hỏa và xe bus có chất lượng cao và có các điểm đến trên mọi miền đất nước.
Bên cạnh đó, Phần Lan cũng là đất nước có mạng lưới hàng không dày đặc nhất và rẻ nhất Châu Âu, theo đó, chỉ mất khoảng 2 tiếng cho một chuyến bay xuyên Phần Lan.
Nếu bạn di chuyển bằng phương tiện các nhân thì nên nhớ tất cả các xe có động cơ phải dùng đèn trước vào lúc hoàng hôn hay trong sương mù/ mưa, đèn trước phải bật liên tục khi ra khỏi khu dân cư. Ở Phần Lan, luật lái xe khi có nồng độ cồn vượt quá quy định rất nghiêm ngặt và kiếm tra thường xuyên với nồng độ cồn trong máu không được vượt quá 0.05.
Một điểm đặc biệt nữa là, tại Phần Lan, biển báo hiệu có động vật như nai sừng tấm, tuần lộc được đặt ở những chỗ mà những con vật này đã từng đí qua, đặc biệt là vào mùa hè và lúc trời sắp tối, bạn nên lưu ý chính tốc độ và quan sát kĩ khi thấy có những biển báo này.
Hệ thống giáo dục Phần Lan
Giáo dục từ tiền tiểu học đến đại học được miễn học phí ở đất nước này. Chương trình giảng dạy cốt lõi cho bậc tiền tiểu học và giáo dục cơ bản được thông qua năm 2016 đề ra học sinh cần tập trung vào việc học tập chứ không phải định hướng.
Giáo viên Phần Lan có trình độ học vấn cao và cam kết tận tâm với nghề.
Tổng quan du học Phần Lan
Mục tiêu chính của chính sách giáo dục Phần Lan là cung cấp cho mọi công dân cơ hội được giáo dục bình đẳng. Kết cấu hệ thống giáo dục đã thể hiện rõ những nguyên tắc bình đẳng này. Hệ thống này có tính thẩm thấu cao, nghĩa là không có ngõ cụt ngăn cản sự phát triển lên các cấp học cao hơn.
Trọng tâm trong giáo dục là học tập hơn là kiểm tra. Không có bài kiểm tra quốc gia cho học sinh ở các khối lớp dưới trung học phổ thông. Thay vào đó, giáo viên có trách nhiệm đánh giá học sinh theo từng môn học tương ứng với các tiêu chí trong chương trình giảng dạy.
Kỳ thi quốc gia duy nhất là kỳ thi tuyển sinh được tổ chức vào cuối năm trung học phổ thông. Các trường đại học sẽ nhận sinh viên dựa trên kết quả bài kiểm tra này kết hợp với bài thi đầu vào.
Hệ thống giáo dục Phần Lan bao gồm:
Giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ: được cung cấp cho trẻ trước khi bắt đầu giáo dục bắt buộc
Giáo dục tiền tiểu học: được cung cấp cho trẻ em trong năm trước khi bắt đầu giáo dục bắt buộc
Giáo dục cơ bản chín năm (trường học toàn diện): là giáo dục bắt buộc
Giáo dục trung học phổ thông: là giáo dục trung học phổ thông hoặc giáo dục - đào tạo nghề
Giáo dục đại học: được cung cấp bởi các trường đại học và đại học khoa học ứng dụng.
Hơn nữa, giáo dục người lớn hơn tuổi học cơ bản luôn có sẵn ở tất cả các cấp.
Giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ trước khi giáo dục bắt buộc bắt đầu
Giáo dục nhà trẻ (GDNT) kết hợp giáo dục, giảng dạy và chăm sóc theo cách có hệ thống và định hướng mục tiêu. Mục tiêu của GDNT là thúc đẩy trẻ em phát triển, sức khỏe và phúc lợi cũng như cải thiện phản xạ trẻ em cho việc học được hoàn thiện.
Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cung cấp GDNT cho trẻ dưới tuổi đi học và phụ huynh cần trả một khoản học phí nhỏ. Lệ phí được xác định dựa trên thu nhập, quy mô gia đình và thời lượng đứa trẻ ở GDNT. Hướng dẫn chương trình giảng dạy quốc gia về giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ ở Phần Lan được phê duyệt bởi Cơ quan Giáo dục Quốc gia Phần Lan.
Giáo dục tiền tiểu học cho trẻ em trong năm trước khi bắt đầu giáo dục bắt buộc
Mục tiêu của Giáo dục mầm non (GDMN) là cải thiện cơ hội học tập và phát triển của trẻ. GDMN đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị chuyển tiếp từ GDMN lên Giáo dục cơ bản.
Kể từ năm 2015, việc tham gia vào GDMN là bắt buộc đối với tất cả trẻ em ở Phần Lan và được cung cấp miễn phí. Người có quyền nuôi con phải đảm bảo rằng trẻ tham gia vào GDMN hoặc các hoạt động tương ứng khác đáp ứng được các mục tiêu đặt ra cho GDMN.
Chương trình giảng dạy trọng tâm của GDMN được Cơ quan Giáo dục Quốc gia Phần Lan phê duyệt, hướng dẫn lập kế hoạch nội dung và các nền tảng làm cơ sở để soạn thảo chương trình giảng dạy tại địa phương.
Giáo dục cơ bản là giáo dục bắt buộc được xem như trường học toàn diện
Giáo dục cơ bản gồm chín năm (trường học toàn diện) là bắt buộc đối với tất cả trẻ em từ 7 đến 16 tuổi. Giáo dục bắt buộc bắt đầu vào năm trẻ lên 7 và kết thúc khi giáo trình cơ bản hoàn thành hoặc sau 10 năm kể từ khi trẻ bắt đầu chương trình giáo dục bắt buộc.
Mọi trẻ em thường trú tại Phần Lan phải tham gia giáo dục cơ bản và được miễn học phí bao gồm cả bữa ăn miễn phí tại trường.
Giáo dục phổ thông và dạy nghề phổ thông thay thế sau giáo dục cơ bản
Sau khi hoàn thành giáo dục cơ bản chín năm bắt buộc, những người trẻ tuổi có thể tiếp tục lựa chọn theo 1 trong 2 hướng: Giáo dục trung học phổ thông (GD THPT) hoặc Giáo dục - đào tạo nghề.
GD THPT (lukio trong tiếng Phần Lan) cung cấp giáo dục phổ thông và học sinh chưa đủ trình độ cho một nghề nghiệp cụ thể nào.
Kết thúc chương trình GD THPT, học sinh dự kỳ thi tuyển sinh quốc gia. Những người vượt qua kỳ thi tuyển sinh đủ điều kiện để đăng ký học tiếp tại các trường đại học, đại học khoa học ứng dụng và các cơ sở dạy nghề. GD THPT được thiết kế thường phải mất 3 năm để hoàn thành.
Những người có trình độ trung cấp nghề hoàn thành các kỹ năng nghề cơ bản trong một lĩnh vực cụ thể và năng lực chuyên môn cần thiết trong cuộc sống làm việc thực tế. Phạm vi của trình độ chuyên môn là 120 tín chỉ và phải mất 3 năm học tập toàn thời gian.
Sau khi hoàn thành trình độ trung cấp nghề, học sinh có thể nâng lên trình độ THPT nghề, trình độ chuyên môn cao và trình độ nghề chuyên nghiệp.
Trình độ chuyên môn cao và nghề chuyên nghiệp khi hoàn thành sẽ được cấp bằng dựa trên năng lực. Các cơ sở dạy nghề hướng dẫn trên cơ sở thực tế và được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Đào tạo cụ thể tại nơi làm việc là một phần thiết yếu của quá trình học. Sau khi hoàn thành trình độ nghề, học sinh có thể tiếp tục học lên giáo dục đại học.
Hệ thống giáo dục đại học Phần Lan bao gồm các trường đại học và đại học khoa học ứng dụng
Nhiệm vụ của các trường đại học là tiến hành nghiên cứu khoa học và cung cấp giáo dục dựa trên lĩnh vực khoa học đó. Các trường đại học khoa học ứng dụng (UAS) cung cấp giáo dục thực tế hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Các trường đại học cung cấp giáo dục khoa học và nghệ thuật cao hơn, cấp bằng lần lượt theo trình độ cử nhân và thạc sĩ và tiến sĩ. Các trường đại học khoa học ứng dụng (UAS) cấp bằng cử nhân và thạc sĩ theo hệ khoa học ứng dụng.
Thời gian hoàn thành bằng cử nhân tại một trường đại học là 3 năm và đối với bằng thạc sĩ là tối thiểu 2 năm. Việc hoàn thành bằng cấp đại học khoa học ứng dụng (UAS) thường mất từ 3,5 đến 4,5 năm.
Giáo dục và đào tạo người lớn trên tinh thần học tập suốt đời
Giáo dục và đào tạo người lớn bao gồm cấp chứng chỉ, cấp bằng, đào tạo chuẩn bị cho bằng cấp chuyên môn, đào tạo học nghề, tiếp tục giáo dục cập nhật và mở rộng các kỹ năng chuyên môn, nghiên cứu các chủ đề liên quan đến kỹ năng công dân, kỹ năng sống và xã hội, nghiên cứu các nghề thủ công và các môn học khác nhau trên cơ sở giải trí.
Du học Phần Lan qua lời kể của du học sinh
Hôm nay tôi rất vui mừng khi có cơ hội được ngồi nói chuyện với bạn Bảo Trân, sinh viên ngành kinh tế tại thành phố của Phần Lan.
Tôi cũng như các bạn đang háo hức chờ đợi những chia sẻ của bạn Bảo Trân về những kinh nghiệm thú vị mà bạn muốn chia sẻ khi du học tại đất nước tươi đẹp Phần Lan. Chắc chắn sẽ là kinh nghiệm thú vị cho bạn nào muốn đi du học tại đất nước có bản đồ hình cô gái này.
Chào Bảo Trân, bạn về Việt Nam được lâu chưa, đợt này bạn có về lâu không ?
Chào chị, em cũng mới về Việt Nam được một tuần, tuần vừa rồi em dành thời gian đi thăm hỏi sức khỏe mọi người và bạn bè thế nên em thấy rất là vui, lần này em được về khoảng gần 1 tháng nhân dịp kì nghỉ đông tại Phần Lan.
Bạn có thể cho các bạn biết lý do tại sao bạn lại chọn du họcPhần lan không ?
Ban đầu mình chỉ muốn du học thôi, mình biết chút tiếng anh nữa nên muốn du học ở Châu Âu, chứ cũng không xác định là Phần Lan. Sau khi quen 1 bạn cùng trường chuẩn bị đi du học tại Phần Lan, mình tìm hiểu kỹ hơn và thấy thích thú. Và quả thật, Phần Lan đã không làm mình thất vọng, đây là một đất nước vô cùng yên bình và con người lại rất thân thiện.
Học phí ở Phần Lan có đắt đỏ lắm không?
Ở Phần Lan chẳng ai phải đóng học phí cả.Chính phủ hỗ trợ rất nhiều vào đào tạo và khuyến khích học nữa. Học sinh, sinh viên đến trường đều được miễn phí 100% học phí từ cấp bậc tiểu học cho tới thạc sỹ. Chính vì vậy mà du học ở Phần lan mình không hề lo lắng đến học phí .
Bạn thấy cuộc sống bên Phần Lan thế nào?
Lúc đầu mình cảm thấy có chút buồn chỉ muốn sớm về Việt Nam vì lúc đó bên Phần Lan thời tiết lại chuyển lạnh, bầu trời lúc nào cũng u tối, ăn uống thì phải ăn một mình nên thấy tủi thân nhiều lắm.
Đến bây giờ thì về thăm gia đình được 1 tuần mà mình lại thấy nhớ Phần Lan . Có lẽ chúng ta không bao giờ nhận ra được tình yêu với một vùng đất cho tới khi ta bắt đầu xa nó.
Cuộc sống xa nhà bạn có thấy khó khăn điều gì không?
Ban đầu sang còn nhiều bỡ ngỡ, gần giống như là bị bỏ rơi tại một nơi xa lạ vậy nhưng mình lại nghĩ đây là con đường mình lựa chọn và nó chính là tương lai của mình.
Vậy nên mình cứ cố gắng hòa nhập với cuộc sống nơi đây thôi, ép bản thân phải nói nhiều hơn để học tiếng, phải hòa nhập với mọi người thì mình mới vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Còn những điều khác mình không nghĩ nó là khó khăn mà là trải nghiệm. Ví như đôi lúc tiêu tiền vào những thứ không đáng tiêu vì chưa hiểu rõ vấn đề chẳng hạn hay tiêu phung phí quá khiến cuối tháng phải ăn dè buộc túm này.và những trải nghiệm như đi làm thêm.
Cứ nghĩ đến việc càng gặp nhiều khó khăn thì sẽ có càng nhiều kinh nghiệm khiến mình vượt qua được nó dễ dàng hơn.
Ngành học của bạn có gì đặc biệt, nó yêu cầu ở sinh viên những kĩ năng nào ?
Hiện nay mình đang theo học ngành kinh kế, cụ thể là kinh tế quốc tế. Trước khi làm thủ tục du học mình cũng thích học ngành kinh tế rồi, mình thấy học tập nếu theo đam mê và sở thích sẽ dễ dàng hơn, vì mình sẽ không phải chịu quá nhiều áp lực. nhưng mình cũng phải thường xuyên đọc sách, báo và xem tin tức để cập nhật tình hình quốc tế và tạo cho mình sự năng động.
Về kĩ năng, thì mình nghĩ là kĩ năng làm việc nhóm là rất quan trọng vì mình thường xuyên phải làm thuyết trình. Lúc đầu mình rất run và mất tự tin nhưng có lẽ thầy cô tại phần lan đã đào tạo được mình từ một người không dám đứng trước đám đông thành một người cũng gọi là tự tin hihi
Bạn kể đôi chút về cuộc sống của bạn cho các bạn ở đây được biết không ? về những người bạn của bạn ví dụ ?
Người bạn luôn sát cánh bên mình ở Phần Lan có thể kể như một cô bạn người Anh học cùng lớp với mình, làm việc nhóm cùng này, cô ấy cũng thân thiện lắm, thứ 2 là gia đình bảo hộ của mình tại Phần Lan. Mỗi lúc mình gặp khó khăn gia đình bảo hộ ngồi lại lắng nghe và đưa ra những lời khuyên và giúp đỡ mình rất nhiều. Mình thấy cảm kích và hạnh phúc khi có cơ hội được biết những người bạn bản xứ này. Những người bạn ngoại quốc thân thiết, dễ mến.
Bạn và gia đình bảo hộ gặp nhau như thế nào ?
Ở đây mỗi học sinh quốc tế đều được trường giới thiệu cho một gia đình bảo hộ. Họ là người giúp đỡ cho những du học sinh từ các nước khác tại Phần Lan làm quen, cũng như thích nghi với cuộc sống nơi đây.
Bao lâu nữa bạn hoàn thành khóa học và bạn đã có kế hoạch cho riêng mình sau đó chưa?
Mình còn 3 năm nữa . chẳng biết tại sao nữa nhưng Phần Lan đã thành một phần trong mình và mình rất muốn tìm kiếm cơ hội làm việc ít nhất một đến hai năm nữa tại Phần Lan để tích lũy kinh nghiệm.
Du học đã làm bạn đổi thay như thế nào?
Du học làm mình nhận ra mình không chỉ học khi lên lớp hay đến trường, mà còn là những bài học về cuộc sống. Những bài học khi bạn phải sống tự lập, chúng khiến cho bạn trưởng thành hơn rất nhiều, những bài học mà bạn gặp phải cũng là một kỉ niệm.
Ở Phần Lan, chi phí sinh hoạt tương đối cao nhưng so với các nước Châu Âu khác thì vẫn nằm ở mức chấp nhận được.
Sinh hoạt phí:
Khi quyết định du học Phần Lan, bạn cần phải có 1 tài khoản ít nhất là 7,000 Euros. Sau mỗi năm học, khoản tiền này cần được chứng minh lại cho việc gia hạn thẻ cư trú. Mỗi tháng, sinh viên nước ngoài chi tiêu trung bình từ 560 Euros. Tuy nhiên, nếu bạn học tại Helsinki và tại một số thành phố lớn khác như Tampere, Turku, Vaasa… thì bạn cần chuẩn bị khoảng 700 Euros.
Sinh viên nước ngoài khi du học Phần Lan cũng được hưởng rất nhiều ưu đãi trong sinh hoạt hàng ngày.
Với thẻ sinh viên của mình, bạn có thể nhận được giảm giá trong các nhà hàng, quán ăn tự phục vụ, đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng, các dịch vụ vui chơi, giải trí v.v.v. Ngoài ra, trường cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc giới thiệu cho sinh viên những nơi ở có giá cả thấp, bảo đảm an toàn và sạch sẽ.
Tài khoản và sự kiểm soát trong chi tiêu cá nhân:
Ngay khi tới Phần Lan, chúng tôi khuyên bạn hãy nhanh chóng mở 1 tài khoản và thẻ thanh toán quốc tế mang tên của bạn. Điều này sẽ giúp các bạn cực kỳ thuận tiện trong thanh toán các chi phí. Hầu như các loại tài khoản được các Ngân hàng cung cấp đều không khác nhau gì nhiều.
Bạn hãy chọn Ngân hàng nào gần chỗ bạn học tập nhất nhằm tiết kiệm thời gian và sự di chuyển. Các Ngân hàng thường mở cửa từ 9:30 đến 16:30, thứ Hai đến thứ Sáu. Ngày thứ Bảy và Chủ Nhật đóng cửa nhưng bạn vẫn có thể sử dụng máy ATM và dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Nhà ở:
Nhà ở là 1 vấn đề khó khăn của sinh viên nước ngoài. Vì vậy, bạn hãy tìm kiếm và đặt chỗ nhà ở tại Phần Lan càng sớm càng tốt.
Bạn có thể tự tìm nhà dựa vào thông tin từ các văn phòng nhà ở mở. Tuy nhiên, điều này sẽ rất khó khăn đạt được kết quả tốt và có thể giá thuê nhà sẽ đắt hơn đáng kể so với việc bạn nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ phía các trung tâm trợ giúp sinh viên nước ngoài, ví dụ như CIMO.
Đến Phần Lan:
Sân bay quốc tế Helsinki – Vantaa là trung tâm kết nối quốc tế và trong nước. Từ sân bay, bạn có thể đi tới các vùng khác của Phần Lan bằng xe bus hoặc taxi với giá cả hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể qua Moscow, St Petersburg(Nga) hoặc Thụy Điển bằng xe lửa; qua Đức hoặc Estonia bằng đường biển. Các cảng chính của Phần Lan là cảng Helsinki, cảng Turku và Maarianhamina(Aland Isle)
Hệ thống giao thông công cộng:
Giao thông công cộng là nét đặc trưng phổ biến ở Phần Lan và sinh viên được giảm giá khi sử dụng các dịch vụ này. Hầu hết các thành phố đều có dịch vụ xe bus địa phương. Tại thủ đô Helsinki, các loại phương tiện công cộng rất đa dạng như xe bus, xe điện, xe lửa và tàu điện ngầm.
Dịch vụ y tế và các vấn đề bảo hiểm sinh viên:
Vấn đề sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu trong thời gian sinh viên du học Phần Lan. Vì vậy, các bạn bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế học đường và bảo hiểm xã hội đầy đủ.
Thông thường, các dịch vụ y tế sinh viên được cung cấp thông qua các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thành phố trực thuộc Trung ương.
Tuy nhiên, từ mùa Thu năm 2011, các trường Đại học Phần Lan sẽ giới thiệu sinh viên(trên cơ sở thử nghiệm) của mình về Hệ thống chăm sóc sức khỏe thuộc FSHS/YTHS(Dịch vụ Y tế sinh viên Phần Lan).
Việc làm thêm tại Phần Lan:
Du học tại Phần Lan, sinh viên được phép đi làm thêm tối đa 25 giờ/ 1 tuần và không giới hạn trong thời gian nghỉ hè và lễ Noel.
Các bạn có thể làm việc vào buổi tối hoặc trong những ngày cuối tuần. Ngoài ra, hầu hết sinh viên đều cố gắng tìm 1 công việc toàn thời gian cho những tháng mùa hè từ tháng Sáu đến tháng Tám.
Tuy nhiên, sinh viên không phải dễ dàng để tìm một công việc bán thời gian tại Phần Lan, đặc biệt là nếu bạn không có kỹ năng ngôn ngữ của Phần Lan hoặc các kỹ năng ngôn ngữ Thụy Điển.Xem thêm về: Ship hàng từ canada về việt nam